Dọn dẹp nhà cửa, không để nhà cửa ẩm mốc
Những ngày cuối năm từ 23 âm trở đi, bạn nên xem xét lại nhà cửa, phòng ngủ để xem khu vực nào bị ẩm mốc thì xử lí ngay. Theo phong thủy truyền thống, những nơi ẩm ướt trong nhà thường là nơi có âm khí nặng.
Bất cẩn với tài sản của mình
Tháng 12 luôn được gọi với cái tên là tháng củ mật. Vì đây là thời điểm trộm cắp hoành hành nhiều nhất. Lượng trộm cắp và các vụ mất trộm ở các xóm trọ tăng vù vù phần nhiều do các bạn sinh viên quá bất cẩn với tài sản của mình cũng như an ninh ở các xóm trọ còn quá lỏng lẻo tạo cơ hội vàng cho những kẻ đạo chích hoành hành.
Không nên trồng cây nghịch phong thủy
Cây lá héo úa cũng nên cắt bỏ, chăm sóc lại cho xanh tốt. Mệnh không hợp, thổ nhưỡng không hợp để trồng cây thì cũng không nên trồng.
Không phơi quần áo ban đêm
Không phơi quần áo vào ban đêm vì sương lạnh và âm khí dễ nhiễm vào quần áo, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí.
Cúng ông Công ông Táo
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là mọi gia đình lại lo mua sắm chuẩn bị cúng ông Táo, phóng sinh cá chép… Đây là một tục lệ mang nhiều ý nghĩa nhân văn khởi nguồn từ câu chuyện về ba vị thần trông coi chuyện bếp núc, đất đai và gia đình.
Điều này được lưu truyền từ bao đời nay như một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa người Việt. Ông Táo còn là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia chủ.
Tảo mộ trước ngày Tết
Tảo mộ trước Tết là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Phong tục này thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện lễ nghi tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất
Việc cần làm về nhà cửa dịp cuối năm
Mọi người lau dọn nhà cửa, loại bỏ những đồ đạc đã cũ, không còn giá trị sử dụng. Thay vào đó là những đồ đạc mới được mua sắm cho những ngày Tết Nguyên đán.
Việc phải làm dịp cuối năm: Đổ đầy bình xăng, rửa xe, rút tiền mặt và nạp thể điện thoại
Dù bận trăm công nghìn việc thì bạn cũng không được bỏ mặc “người bạn đồng hành”, bươn chải cùng bạn trong năm vừa qua – chiếc xe máy/ô tô.
Hãy chăm sóc chiếc xe của mình bằng cách đem ra tiệm sửa xe để bảo dưỡng, thay dầu nhớt, bơm hơi, rửa xe, dán nilong… để có xe sạch, đẹp đi dạo Tết và cũng là mang lại sự an toàn khi lưu thông trong những ngày tết và cũng là lời nhắc chúng ta cả năm cần thường xuyên chăm sóc người bạn đường của mình.
Ngày cuối năm, một việc bạn nên làm nữa là rút sẵn tiền mặt để đảm bảo đủ tiêu trong mấy ngày Tết, nạp sẵn tiền điện thoại để không mất liên lạc trong dịp nghỉ lễ.
Ngày cuối năm bạn phải nhớ mua muối, gạo để mang lại may mắn, tiền tài sung túc cả năm.
Người xưa đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” chính là để nói về phong tục mua muối ngày tết của người Việt ta. Có thể thấy, không chỉ ngày tết mà hầu hết khi kết thúc các buổi cúng tế, người ta thường có hành động tung muối ra ngoài đường với ý muốn xua đuổi tà ma, xua tan xú uế, loại bỏ sự xui xẻo để gia chủ được hưởng bình an. Và mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa tương tự như thế.
Cho nên, việc cần phải nhớ làm vào buổi chiều ngày cuối năm bạn cần phải mua muối, gạo đổ đầy hũ.
Đón giao thừa bên gia đình
Có nhiều người không thể dành thời gian ngày cuối năm bên gia đình vì nhiều lí do khác nhau như: công tác, học hành xa nhà, việc bận đột xuất… nhưng tất cả ai cũng muốn được có không khí đoàn viên trong dịp cuối năm.
Nguồn: Copy từ facebook Lê Hà- Admin Kinh dịch Hội