Trấn yểm tràng an cổ kỳ 2

Trấn yểm tràng an cổ

Vùng đất oan khiên

Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết.

Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An.

Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp.

trận đồ trấn yểm

Sông Sào Khê là đường thủy vào Tràng An

trận đồ trấn yểm

Miệng hang Luồn, nơi ông Son phát hiện ra “trận đồ” Trấn Yểm

Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, ông chuyên tâm tìm hiểu lịch sử, phong tục truyền thống, các nhân vật lịch sử. Ông nhận thấy, ngoài Đinh Tiên Hoàng, còn vô số vị tướng, khai quốc công thần liên quan đến vùng đất nhỏ bé này.

Trong các văn bia khai quật sau này còn khẳng định tướng Nguyễn Bặc đã chiến đấu, rồi chết ở đây. Danh nhân Nguyễn Trãi cũng từng sống ở Tràng An.

Thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp sản xuất ngói nung, đào bới đất nhiều, ông Son khám phá ra thêm khá nhiều chuyện lạ. Ngôi đền đổ nát bên con sông Sào Khê, thờ Đinh Tiên Hoàng đã được tìm thấy. Ngôi đền còn thờ 4 vị tướng nữa, gồm Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Đinh Điền, Trịnh Tú. 4 vị tướng đầu triều thân cận với vua Đinh đều chết thảm dưới triều vua Lê.

trận đồ trấn yểm

 Ông Nguyễn Văn Son là người hiểu từng ngóc ngách Tràng An

Ngoài ra, theo tục truyền địa phương, thì còn 8 ông tướng nhà Đinh nữa, được Lê Hoàn mời về phục vụ triều đình, nhưng biết rằng nếu ra hàng, sẽ bị giết, nên đã uống thuốc độc tuẫn tiết bên dòng Sào Khê. Mãi về sau, các nhà khảo cổ mới phát hiện ra ở thành phố Ninh Bình có chùa Bát, đã đổ nát hoàn toàn. Ngôi chùa này vốn là đền thờ 8 vị tướng trung nghĩa với triều Đinh, nhưng sợ Lê Hoàn, nên người dân không gọi là đền, mà gọi là chùa.

Để khẳng định xưa kia, nơi đây có nhiều quân tướng tự sát, gây cảnh tang tóc oan khiên vô cùng lớn, ông Nguyễn Văn Son dẫn tôi lên vách núi, bên phải ngôi đền. Trong vách núi ấy, ông làm một chiếc tủ kính, chứa hàng trăm chiếc bát cổ, cả lành lẫn vỡ.

Theo ông Son, từ năm 2001, Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, ông đã nảy sinh phát triển du lịch Tràng An.

Năm 2002, ông Son thành lập công ty TNHH Thiên Trường, mở các cuộc khảo sát khắp vùng Tràng An. Ông cùng người em họ, là ông Nguyễn Xuân Trường vào cuộc.

trận đồ trấn yểm

Những chiếc bát ông Son thu được từ Tràng An, mà theo ông tướng sĩ dùng để uống thuốc độc tự vẫn

Để xây dựng hai khu Tràng An và Tràng An cổ, hàng loạt cuộc khảo sát, khai quật tiếp tục diễn ra trên quy mô rộng lớn. Nhiều nền móng đình chùa, nhiều di vật đặc biệt đã được khai quật lên.

Các cuộc khải quật khảo cổ đã làm sáng tỏ thêm nhiều câu chuyện trong sử sách, truyền miệng. Những chiếc bát mà tướng sĩ dùng để uống thuốc độc tự sát là bằng chứng ông Son giữ trong đền để thờ ba quân.

Để chứng minh rằng, vùng đất này chứa chất oan khiên, ông Son đã lấy thuyền chở tôi xuyên qua đền Trần vào thung lũng, nơi mà theo ông, có cả ngàn tướng sĩ chết thảm.

Vượt qua vách đá, tôi và ông Son đi sâu vào thung Thắm. Thung rộng mênh mông, có lẽ đi cả buổi cũng không hết thung lũng này. Thung Thắm thật kỳ lạ, như một vùng đất ngập nước ven biển, với hệ thống si chằng chịt mọc như kiểu sú vẹt. Si không chỉ mọc kín thung lũng, mà tràn lên mấy quả núi, chạy lắt léo qua các thung khác trong một vùng rộng lớn, tạo thành một rừng si nguyên sinh khổng lồ.

trận đồ trấn yểm

Đền Trần ở Tràng An

trận đồ trấn yểm

 Thung Thắm

Tôi ngạc nhiên không hiểu đây là giống si gì, thì ông Son bảo: “Đây không phải rừng si đâu, mà là một cây si đấy. Nói không ngoa, thì đây là cây si ngàn tuổi, lớn nhất thế giới. Diện tích bao phủ của nó phải tính bằng cả chục héc-ta, kín cả thung lũng, trùm mấy quả núi”.

Tôi tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu, tưởng có ẩn ý gì, thì ông Son thách đố: “Tôi đố cậu tìm thấy cây si nào mọc riêng biệt ở thung Thắm này đấy? Mặc dù có nhiều rễ, nhiều gốc, nhiều nhánh, nhưng tất cả chúng đều dính liền với nhau. Gốc nọ dính liền với gốc kia, mọc nhánh, lan ra như mạng nhện khổng lồ, dài hàng km, nên vẫn chỉ là một cây mà thôi”.

Chuyện si, sanh buông những chiếc rễ nhỏ như chiếc tăm, rồi cái rễ đó lớn lên thành gốc cây khổng lồ, đâm nhánh, nảy thân không có gì lạ. Nhưng một thân mà lan ra trùm kín cả thung lũng, trùm mấy quả núi thì thực là một chuyện kỳ lạ chưa từng thấy trên thế giới, chứ không nói gì ở Việt Nam.

Để lý giải chuyện này, ông Son dẫn tôi lên đền Trần. Đó là ngôi đền nhỏ, xây dựng bằng đá, nằm dưới một mái đá cao vòi vọi. Đền thờ Thánh Minh Đại Vương, tên húy Nguyễn Hiến, em song sinh của Nguyễn Sùng và là em con chú của Sơn Tinh.

Ngôi đền được xây dựng từ thời Đinh, gọi là đền Hiềm (trấn phía Nam). Tuy nhiên, đến thời Trần, vua Trần Cảnh ngang qua đây, đã đổi tên thành đền Trần và tên đó tồn tại đến ngày nay.

Ông Son đứng bên mép đền, chỉ tay khắp thung Thắm. Ông kể rằng, theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.

Tướng Phạm Bạch Hổ, người trung thành với nhà Đinh, đã đem 1.000 quân vào thung lũng này cầm cự với nhà Tiền Lê, khi Lê Hoàn tiếm ngôi nhà Đinh. Ông lấy thung Thắm làm căn cứ rèn quân, khôi phục binh mã, chờ thời cơ giành lại quyền bính cho nhà Đinh.

trận đồ trấn yểm

trận đồ trấn yểm

Hệ thống si ngàn tuổi trong thung Thắm

Lê Hoàn đã đem quân bao vây thung lũng này. Tại đây đã xảy ra hàng loạt cuộc xung đột đẫm máu. Rừng sâu, lương mỏng, quân yếu nên tướng Phạm Bạch Hổ cùng 1.000 quân sĩ đã thiệt mạng. Nhiều quân tướng đã cùng uống thuốc độc tuẫn tiết thể hiện sự trung thành với nhà Đinh. Máu chảy ngập thung lũng, nên từ đó, vụng nước này được gọi là Vũng Thắm (vũng máu). Sau thì gọi là thung Thắm. Ngôi đền Hiềm được đổi tên thành đền Thắm. Trần Cảnh ngang qua, mới đổi tên thành đền Trần.

Truyền thuyết cũng kể rằng, sau khi chôn cất 1.000 binh sĩ, nhân dân đã trồng trên mỗi nấm mồ một cây si. Lạ lùng thay, những cây si do nhân dân trồng trên 1.000 nấm mồ đã mọc lan rộng, đan quyện, dính chặt vào nhau, thành một khối liền như mạng nhện. Cứ theo truyền thuyết, thì hệ thống gốc si này đã có tuổi một thiên niên kỷ.

Đã có 60 năm sống ở Tràng An, và mấy chục năm đơm cá, bắt lươn ở trong thung này, đặc biệt là loài cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua, hai loài cá vốn dâng triều đình, ông Son đã đi khắp thung Thắm. Điều ông nhận ra, ấy là cả ngàn cây si gắn kết với nhau thành một thể thống nhất.

Nhiều lần, ông đã bỏ công đi cả ngày mà không tìm được một gốc si tách biệt. Ông Son đặt câu hỏi: “Phải chăng những cây si này gắn chặt với nhau biểu thị cho sự đoàn kết, nhất trí của các tướng sĩ?”.

Quá trình thu thập chuyện truyền miệng, tìm trong sách sử, rồi quá trình nạo vét, khai quật, ông Son đã phát hiện ra câu chuyện đau thương này.

ĐỌc tiếp bài 3 tại đây :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *